Sách giáo khoa trong "bão"
Bão lũ cuốn trôi nhiều thứ nhưng không nên để nó “cuốn” trở lại cách làm sách giáo khoa như cũ.
Sau bão Yagi, tôi thấy trên mạng xã hội nhiều dòng trạng thái về sách giáo khoa (SGK), với ý chính nên dùng một bộ SGK thống nhất trên toàn quốc.
Lý do của đề xuất này là bão lũ khủng khiếp vừa qua khiến nhiều em học sinh, nhiều nhà trường ở một số tỉnh phía Bắc bị hư hỏng, mất mát SGK. Và do chúng ta dùng nhiều bộ SGK nên gia đình và các em không dễ mua lại sách mới. Các nhà hảo tâm mua tặng SGK cho học sinh vùng bị bão lũ càn quét cũng gặp khó trong việc nên mua bộ SGK nào. Với các nhà trường, thầy cô giáo thì mất khá nhiều thời gian để thống kê, phân loại, tìm nguồn...
Bởi vậy, nếu dùng một bộ SGK sẽ thuận tiện hơn.
Ban đầu chỉ một, hai ý kiến theo hướng trên nên tôi không quan tâm. Nhưng dần thấy các đề xuất tương tự xuất hiện ngày càng nhiều hơn.
Thiên tai gây hậu quả nặng nề, lại đúng vào dịp năm học mới nên chắc chắn là các thầy cô, các em học sinh ở nơi bão lũ càn quét rất khó khăn, khổ cực. Việc khắc phục hậu quả bão lũ, dù nhận được sự hỗ trợ, ủng hộ rất lớn, nhưng không thể một sớm một chiều ổn định trở lại. Tuy nhiên sách giáo khoa lại là câu chuyện khác. Bão lũ cuốn trôi nhiều thứ nhưng không nên để nó “cuốn” trở lại cách làm SGK như thời trước khi có chủ trương về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông lần này.
Câu chuyện dài, nhưng tựu trung “xã hội hóa biên soạn SGK”, “có một số SGK cho mỗi môn học” là quyết sách đúng, được nhiều chuyên gia am hiểu giáo dục ủng hộ.
“Một chương trình nhiều bộ SGK” cho phép các giáo viên và trường học lựa chọn tài liệu phù hợp với điều kiện địa phương và năng lực học sinh, nghĩa là đảm bảo tính đa dạng và linh hoạt trong giảng dạy.
Khi có nhiều bộ SGK, các nhà xuất bản và tác giả sẽ phải nỗ lực cải tiến, nâng cao chất lượng nội dung và hình thức trình bày để thu hút sự lựa chọn của các trường học, phụ huynh và học sinh. Điều này dẫn đến việc tạo ra những sản phẩm giáo dục có chất lượng tốt hơn.
Việc có nhiều bộ SGK cũng khuyến khích sáng tạo và đổi mới, giảm bớt những áp lực từ việc chỉ có một bộ sách duy nhất. Những vấn đề phát sinh liên quan đến SGK nhiều khi nằm ở chỗ khác chứ phải nằm ở chuyện có nhiều bộ sách.
Việc “Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn một bộ SGK” không đi ngược lại quyết sách nêu trên.
Cuối cùng, xin nhắc lại một đoạn trong kết luận (số 91-KL/TW) mới đây của BCT: “Thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất cả nước, mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa và xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa”.
Thành Võ
Nghị quyết 88 năm 2014 của Quốc hội nói gì về Sách giáo khoa?
“Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực học sinh; định hướng về phương pháp giáo dục và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tiêu chí đánh giá sách giáo khoa và phê duyệt sách giáo khoa được phép sử dụng trên cơ sở kết quả thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa; hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Chính phủ ban hành cơ chế tài chính bảo đảm công bằng trong việc biên soạn và sử dụng sách giáo khoa.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông. Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa. Bộ sách giáo khoa này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn.
Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo”.
Xem toàn văn Nghị quyết 88 tại đây.
Nhật ký trực tin ngày 19/9/2024
Từ 21 đến 27/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân sẽ tham dự các sự kiện của Liên hợp quốc, làm việc tại Mỹ và thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, 10 tỉnh thành nguy cơ lũ, sạt lở.
Đợt cắt giảm - lần đầu tiên kể từ năm 2020 - đã được dự báo trước. Động thái này cho thấy Fed tự tin rằng họ đã kiểm soát được lạm phát. Tốc độ tăng giá đã chậm lại ở mức khoảng 2,5% hàng năm. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp là 4,2%, cao hơn gần một điểm phần trăm so với đầu năm ngoái.
Fed dự kiến sẽ thực hiện một lần cắt giảm lãi suất tương tự trong năm nay để kiềm chế tình trạng thất nghiệp.
Bé gái 10 tuổi người Nhật Bản bị giết hại ở Thâm Quyến, Trung Quốc
Một người đàn ông lạ mặt đã bất ngờ tấn công bé gái, hiện động cơ của kẻ này vẫn chưa được làm rõ.
Tupperware đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản, do các khoản thua lỗ ngày càng tăng và nhu cầu thấp đối với các hộp đựng nhiều màu sắc từng rất được ưa chuộng của công ty. Công ty dự kiến có 30 ngày để tìm người mua lại.
Con số trong ngày: 186 tỷ đô la, số tiền mà người Mỹ đã chi cho thú cưng của họ vào năm ngoái, bao gồm mọi thứ từ thức ăn và thăm khám thú y đến đồ chơi và chải chuốt. Con số đó còn lớn hơn cả số tiền người Mỹ chi cho việc chăm sóc trẻ em. Việc cung cấp dịch vụ cho thú cưng đã trở thành một ngành kinh doanh lớn.
Morgan Stanley dự báo chi tiêu hàng năm sẽ tăng lên khoảng 260 tỷ đô la vào năm 2030, phù hợp với xu hướng tăng trưởng trước đại dịch. Đằng sau đó là sự thay đổi trong mối quan hệ giữa thú cưng và con người. Chủ sở hữu ngày càng coi mình là cha mẹ, không phải là chủ nhân. "Thú cưng đã chuyển từ sân sau sang phòng khách rồi đến phòng ngủ", Loïc Moutault, người đứng đầu bộ phận thú cưng tại Mars cho biết.
Đọc toàn bộ câu chuyện tại đây.