Nhà, đất 'ngáo giá' hay không?
Sau 5 tháng thành lập, kể từ đầu tháng 4, đến cuối tháng 9 này “Cộng đồng dừng mua nhà Hà Nội để tránh ngáo giá” đã có hơn 100.000 thành viên.
Tốc độ phát triển thành viên của “Cộng đồng dừng mua nhà Hà Nội để tránh ngáo giá” là rất nhanh, và điều quan trọng hơn Group này hoạt động sôi nổi. Các bài đăng đều có hàng trăm lượt like và hàng trăm bình luận.
Sự ra đời của của “Cộng đồng dừng mua nhà Hà Nội để tránh ngáo giá” gắn với biến động giá nhà, đất Thủ đô trong năm 2024.
Người lập ra Group này chia sẻ “sau một thời gian vô cùng mệt mỏi vì tìm mua nhà ở Hà Nội đầu năm 2024, mình đã quyết định dừng lại và không quan tâm nữa. Không phải không tha thiết muốn mua nhưng giá nhà đất, chung cư cứ tăng theo ngày với mức không tưởng, tăng đến 30% - 50% trong vòng 6 tháng.
Tiền kiếm được cũng chẳng dễ dàng gì, sản phẩm nhận được không còn xứng đáng với mức giá đòi hỏi, chẳng việc gì phải cố mua”.
“Chung tay đưa bất động sản Hà Nội về giá trị thực”, là slogan của Group, nơi những người "cùng quan điểm" động viên nhau, chia sẻ thông tin, trải nghiệm và kinh nghiệm để giúp đỡ nhau trong quá trình tìm mua nhà Hà Nội.
Trong thực tế giá nhà, đất ở Hà Nội đã tăng khá “chóng mặt” kể từ đầu năm 2024. Khảo sát trong quý II được Bộ Xây dựng công bố cho thấy giá rao bán một số dự án căn hộ chung cư trên thị trường tăng hơn 30%, cụ thể như tại các khu đô thị Royal City tăng 33%; The Pride 33%, Mỹ Đình Sông Đà - Sudico tăng 32%; Vinhomes West Point tăng 28%.
Một số khu đô thị đã cũ như khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, giá chung cư cũng tăng 25%; khu chung cư tái định cư tại Nam Trung Yên có mức tăng 20%…
Muốn sở hữu căn hộ có giá bán biến động tăng chậm hơn thì người mua phải tìm đến các khu vực xa trung tâm, như dự án Bình Minh Garden Đức Giang; Le Grand Jardin Sài Đồng..., đồng thời giá bán cũng không dưới 3 tỷ (ở mức từ 3,2-4,5 tỷ đồng/căn hộ từ 2-3 phòng ngủ).
Việc tăng giá nóng tại thị trường căn hộ chung cư cũng đã có ảnh hưởng kéo theo giá nhà ở riêng lẻ, nhà liền kề tại các dự án và cả nhà ở tại các khu dân cư hiện hữu có xu hướng tăng lên. Tại Hà nội: Giá bán bình quân của một số dự án biến động tăng so với các tháng của quy trước, cụ thể như: Iris Garden (Nam Từ Liêm) tăng khoảng 7,7% (lên mức 242,7 triệu đồng/m2), Vinhomes Riverside (Long Biên) tăng khoảng 9,4% (lên mức 244,7 triệu đồng/m2), Rue De Charme (Thanh Trì) tăng khoảng 9,3% (lên mức 259,9 triệu đồng/m2), HUD Me Linh Central (Mê Linh) tăng khoảng 8,4% (lên mức 53,1 triệu đồng/m2), KĐT Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm) tăng khoảng 8,8% (lên mức 232,5 triệu đồng/m2)..
Tại TPHCM, giá nhà, đất cũng không nằm ngoài xu thế tăng giá, tuy nhiên mức tăng nhẹ hơn so với Hà Nội.
Giá rao bán căn hộ chung cư TPHCM phân khúc trung cấp (giá 35-55 triệu đồng/m2) tăng 2%; cao cấp (giá trên 55 triệu đồng/m2) tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023, đồng thời giá bán của các dự án chung cư đã qua sử dụng ở TPHCM cũng có xu hướng tăng, nhất là khu vực nội thành, cụ thể như dự án căn hộ chung cư City Garden (quận Bình Thạnh) rao bán trung bình 85 triệu đồng mỗi m2, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái; dự án Antonia (quận 7) và Masteri Thảo Điền (quận 2) lần lượt tăng 11% và 10%.
Theo nhận định của các báo cáo phân tích thì giá căn hộ chung cư tại TPHCM có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới do nguồn cung dự án mới triển khai ra thị trường đang khan hiếm.
Giá bán bình quân của một số dự án biệt thự, nhà ở liền kề trong dự án tại TPHCM trong quý II/2024 cũng biến động tăng so với các tháng của quy trước, cụ thể như: Precia Riverside (Quận 2) tăng khoảng 8,6% (lên mức 203,8 triệu đồng/m2), Villa Riviera (Quận 2) tăng khoảng 6,6% (lên mức 385,0 triệu đồng/m2), River Park (Quận 9) tăng khoảng 6,2% (lên mức 111,4 triệu đồng/m2)...
Thị trường bất động sản thời gian qua còn chứng kiến “cơn sốt” đấu giá đất ở ngoại thành Hà Nội. Một số cuộc thu hút hàng nghìn hồ sơ tham dự, gấp hơn chục lần số lượng lô đất được bán ra; có những lô đất trúng với giá hơn 100 triệu đồng một m2, gấp nhiều lần giá khởi điểm.
Ngay sau đó thị trường chứng kiến tình trạng bỏ cọc hàng loạt ở nhiều nơi.
Chuyên gia Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nêu nghi vấn về tình trạng giới đầu cơ tạo ra "khan hiếm ảo" nguồn cung, gây sốt giá bằng cách tung tin đồn xu hướng giá sẽ tăng cao, trục lợi từ việc tăng giá chung của thị trường.
Về phía cơ quan quản lý, Bộ Xây dựng đánh giá, nhìn chung, việc giao và cho thuê đất thông qua đấu giá đã hạn chế được tiêu cực, lợi dụng cơ chế xin - cho, góp phần bổ sung nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương. Việc này ngày càng được thực hiện phổ biến, mở rộng hơn về quy mô, tăng giá trị thu được qua từng năm.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, hoạt động giao và cho thuê đất thông qua đấu giá cũng bộc lộ một số hạn chế, tiêu cực. Cụ thể, trong quá trình tổ chức đấu giá, một số nơi có hiện tượng "cò đấu giá", thông đồng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia.
“Hiện tượng trả giá rất cao một số lô rồi bỏ cọc, tạo mặt bằng giá ảo để thao túng thị trường hay mua đi, bán lại nhiều lô đất nhằm thu lợi bất chính diễn ra phổ biến tại nhiều nơi, thậm chí mang tính tổ chức", Bộ Xây dựng nêu trong báo cáo gửi Chính phủ.
Trước bối cảnh nêu trên, nhiều chuyên gia đưa ra một số giải pháp như sau:
1. Minh bạch thông tin: Cần công khai thông tin về quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch đấu giá, mức giá khởi điểm, kết quả đấu giá và tên trúng đấu giá trên các phương tiện truyền thông để tăng cường minh bạch và giảm thiểu tình trạng đầu cơ, thổi giá trục lợi.
2. Hoàn thiện quy trình đấu giá: Cần cải cách quy trình đấu giá để giảm thiểu tình trạng sang nhượng ngay sau đấu giá, tăng mức tiền đặt cọc, đơn giản hóa các bước đấu giá nhằm tinh gọn và hiệu quả hơn.
3. Hạn chế đầu cơ: Đề xuất việc cấm chuyển nhượng đất trong 5 năm đầu sau khi trúng đấu giá, nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ và thổi giá.
4. Giải pháp về tài chính: Tái cấu trúc thị trường BĐS dựa trên quản trị tài chính tốt, cải cách thuế BĐS, đồng thời gắn kết với quá trình đô thị hóa và sử dụng công nghệ hiện đại như AI và IoT trong quy hoạch để phát triển bền vững.
5. Quản lý vốn: Cần tăng cường kiểm soát nguồn vốn tín dụng đổ vào BĐS để tránh khủng hoảng tài chính và khuyến khích các doanh nghiệp tìm giải pháp huy động vốn khác như cổ phiếu, trái phiếu nhưng phải đi kèm với tăng cường quản lý và giám sát chặt chẽ.
6. Giải pháp pháp lý và quản lý nhà ở hình thành trong tương lai: Tăng cường quản lý các dự án "bán nhà trên giấy" về mặt pháp lý, tiến độ và chất lượng, qua đó góp phần tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, tăng nguồn cung, đồng thời tránh các rủi ro cho người mua nhà.
Ngoài các giải pháp trên thì còn có một giải pháp khác, tôi đã nêu ở đầu bài viết, đó là “dừng mua nhà Hà Nội để tránh ngáo giá”.
Tuy nhiên, có một thông tin có lẽ bạn cần biết, theo nhiều chuyên gia cũng như tính toán của Bộ Xây dựng, thì bảng giá đất mới sẽ có tác động dây chuyền, kích hoạt mặt bằng giá bất động sản, nhà ở tăng so với trước.
Thành Võ
Tham khảo:
Cộng đồng dừng mua nhà Hà Nội để tránh ngáo giá
"Cơn sốt" đấu giá đất làng ven đô (KTS Phạm Hoàng Phương)
Biến động giá nhà đất (chuyên gia Đặng Hùng Võ)
Bộ Xây dựng: Có hiện tượng 'cò' thông đồng bỏ cọc đấu giá đất trục lợi
Bảng giá đất mới có thể đẩy giá nhà lên 15-20%
Nhật ký trực tin ngày 24/9/2024
Hà Nội không bắn pháo hoa dịp 10/10
Dự thảo Luật mới: 'Người nổi tiếng phải sử dụng sản phẩm mới được quảng cáo'
Tổng biên tập tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam bị tạm giữ
Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã công bố biện pháp kích thích kinh tế lớn nhất kể từ đại dịch. Sau đây là các biện pháp chính được công bố hôm nay:
Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) của các ngân hàng 50 điểm cơ bản (0.5%) trong tương lai gần, giải phóng khoảng 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (142,21 tỷ USD) cho các khoản cho vay mới.
Tùy thuộc vào tình hình thanh khoản của thị trường vào cuối năm nay, RRR có thể được hạ thêm 0,25-0,5 điểm phần trăm.
Giảm lãi suất
PBOC sẽ cắt giảm lãi suất repo ngược kỳ hạn bảy ngày 0,2 điểm phần trăm xuống còn 1,5%.
Biện pháp này được kỳ vọng sẽ hướng lãi suất cho vay trung hạn (MLF) giảm khoảng 0,3 điểm phần trăm, lãi suất cho vay cơ bản (LPR) và lãi suất tiền gửi giảm 0,2-0,25 điểm phần trăm.
Giảm lãi suất cho vay thế chấp
PBOC sẽ hướng dẫn các ngân hàng thương mại giảm lãi suất thế chấp hiện tại trung bình 0,5 điểm phần trăm để hỗ trợ các hộ gia đình.
Động thái này được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho khoảng 50 triệu hộ gia đình (tương đương 150 triệu người), giúp họ tiết kiệm được 150 tỷ nhân dân tệ tiền lãi mỗi năm.
Thanh toán trọn gói thấp hơn
Trung Quốc sẽ hạ tỷ lệ thanh toán ban đầu tối thiểu xuống còn 15% đối với người mua nhà thứ hai trên toàn quốc, từ mức 25% hiện tại.
Cho vay tái cấp vốn
PBOC sẽ cho phép các ngân hàng thương mại sử dụng 100% từ khoản cho vay tái cấp vốn 300 tỷ nhân dân tệ để cấp vốn cho các khoản vay mà họ cung cấp cho các công ty nhà nước để mua lại các căn hộ chưa bán được, nhằm mục đích xây dựng nhà ở giá rẻ, tăng từ mức 60% hiện nay…
Ngoài ra đợt này Trung Quốc còn tung ra các gói chính sách để phục hồi thị trường chứng khoán.
Một tòa án ở Singapore đã kết tội cựu bộ trưởng giao thông của nước này vì đã nhận quà tặng trị giá hơn 312.000 đô la khi còn tại nhiệm. S. Iswaran đã nhận tội và hiện có thể phải đối mặt với án tù lên đến hai năm. Ban đầu, ông bị buộc tội tham nhũng, nhưng bản cáo trạng đã được sửa đổi trước khi phiên tòa bắt đầu vào thứ Ba.
Con số trong ngày : 2,5 tỷ, số người trên toàn thế giới truy cập YouTube hàng tháng. Đọc toàn bộ câu chuyện.